Xem xét và lựa chọn phương án tài trợ.
Nếu chọn Phương án 1, cấu trúc vốn của công ty vẫn là cấu trúc vốn được tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần.
Nếu chọn Phương án 2, cấu trúc vốn của công ty sẽ chuyển sang cấu trúc vốn có sử dụng đòn bẩy tài chính, vì thế vấn đề cơ bản mà phương thức tài trợ này đặt ra là liệu việc sử dụng đòn bẩy tài chính có đem đến lợi ích tốt nhất cho các cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp hay không.
Như đã phân tích ở các chương trước, định đề I của MM phát biểu rằng cấu trúc vốn không liên quan đến giá trị doanh nghiệp khi các quyết định đầu tư của doanh nghiệp đã được định sẵn; nghĩa là cấu trúc vốn độc lập với giá cổ phần, và do đó trong hai phương án trên, phương án nào cũng như nhau. Tuy nhiên, những lý thuyết trên mặc dù đã được liên kết rất tuyệt hảo trong thực tế bằng các bất hoàn hảo của thị trường nhưng đối với thực tiễn của công ty Macbeth, từ các số liệu dự báo về triển vọng doanh số, chi phí, lợi nhuận và các yếu tố thị trường khác, công ty có thể nhận diện ra các điểm hòa vốn và khả năng vượt qua các điểm hòa vốn này, khi đó nếu lựa chọn phương án 2 là tài trợ bằng nợ vay sẽ tạo ra đòn bẩy tài chính và chi phí lãi tiền vay sẽ làm thay đổi tỷ suất sinh lợi, phóng đại lãi tiềm năng, đem lại càng nhiều lợi nhuận có thể có cho các cổ đông.
Bên cạnh đó, như đã đề cập đến ở chương 7 (Tác động đòn bẩy lên rủi ro và tỷ suất sinh lợi), việc sử dụng đòn bẩy là một con dao hai lưỡi vì nó cũng làm tăng tính khả biến hay rủi ro trong lợi nhuận của cổ đông, đó là nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư thấp hơn chi phí sử dụng vốn vay thì đòn bẩy tài chính sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi mong đợi của các cổ đông; trong trường hợp của công ty Macbeth, rủi ro tài chính cũng sẽ là không ngoại lệ. Nhưng từ những dự đoán về lợi nhuận trước thuế và lãi vay vượt qua mức tối thiểu để vay nợ có lợi và sau khi tham khảo với các công ty tư vấn về thị trường chứng khoán, cho rằng nếu chọn phương án 2 thì tỷ số giá thu nhập P/E có thể hơi thấp hơn...