Từ Australia, TS y khoa Nguyễn Văn Tuấn gửi ý kiến "Nhu cầu tiếng Anh qua kinh nghiệm của một người làm khoa học" xung quanh tranh luận về đề án dạy, học ngoại ngữ trong nhà trường từ nay đến 2020.
Trong thời đại toàn cầu hóa, thông thạo một ngoại ngữ mở ra một cánh cửa và lựa chọn sự nghiệp cho cá nhân.
Ở nước ta trong quá khứ, có nhiều “làn sóng” học tiếng Pháp, Nga, và tiếng Trung Quốc. Nhưng xu hướng chung của HSSV ngày nay có lẽ là học tiếng Anh. Thật ra, chẳng phải riêng gì ở nước ta, mà trên thế giới ngày nay, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất, được nhiều người học nhất, và có nhu cầu cao nhất (1). Theo thống kê hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ của khoảng 400 triệu người. Ngoài số này, còn có hơn 430 triệu người sử dụng tiếng Anh như là một ngôn ngữ thứ hai, và khoảng 750 triệu người sử dụng tiếng Anh như là một ngoại ngữ (1). Có nghiên cứu cho rằng đến năm 2015, phân nửa dân số trên thế giới sẽ sử dụng tiếng Anh.
Bất cứ sự mất cân bằng nào cũng đáng quan tâm. Phong trào theo học tiếng Anh ở nước ta làm cho vài người quan tâm đến vấn đề chiến lược hay “làm nghèo văn hóa”. Thật ra, tôi rất cảm thông với những quan tâm này, nhưng chúng ta cũng cần nên nhìn vấn đề thực tế hơn. Ở đây, tôi chỉ muốn bàn qua vấn đề này qua kinh nghiệm và cái nhìn của một người làm khoa học.
Trên thế giới ngày nay, tiếng Anh không chỉ là một ngôn ngữ quốc tế trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, mà còn là một thứ ngôn ngữ Esperanto trong hoạt động khoa học quốc tế. Vào thập niên 1980s, trên 60% các tập san khoa học trên thế giới sử dụng tiếng Anh. Hai mươi năm sau, con số này là trên 80%. Trong vài lĩnh vực như y khoa và sinh học, hiện nay hơn 90% các tập san sử dụng tiếng Anh (2). Ngay cả tập san khoa học tại các nước không nói tiếng Anh như các nước Bắc Âu và Nhật cũng sử dụng tiếng Anh làm phương tiện thông tin. Các tập san danh tiếng và uy tín vào hàng số một trên thế giới (như Science, Nature, Cell, Lancet, New England Journal of Medicine,...